Laser và các ứng dụng khác nhau trong thẩm mỹ, làm đẹp

Mục lục

Bạn đã nghe nhiều về công nghệ Laser trong làm đẹp. Laser trị thâm, laser trị nám, laser toning,… nhưng bạn đã thật sự hiểu. Cùng Happy Skin Medical Spa tìm hiểu về công nghệ Laser  là gì để an tâm khi sử dụng các liệu trình laser làm đẹp nhé!

Thực sự, Laser là gì?

Laser là tên viết tắt của cụm từ Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation trong tiếng Anh, có nghĩa là “khuếch đại ánh sáng bằng phát xạ kích thích“.

Bản chất của Laser chính là ánh sáng, trong khoa học, ánh sáng được gọi là các hạt photon. Photon chuyển động theo hình làn sóng trong không khí cho đến khi đụng vào vật gì đấy thì “nhả” năng lượng ra và biến mất. Nếu vật đó hấp thụ năng lượng từ photon thì sẽ nóng lên còn phản chiếu thì chúng ta sẽ nhìn thấy vật đó. 

Laser được tạo ra trong một buồng cộng hưởng chứa hoạt chất laser. Nói một cách dễ hiểu nhất, trong buồng cộng hưởng này sẽ xảy ra một cuộc “hỗn chiến” va đập quyết liệt giữa các hạt photon làm cho cường độ ánh sáng được khuếch đại lên nhiều lần. Đó là lý do vì sao laser có năng lượng rất mạnh so với ánh sáng thông thường. Ở cường độ nhẹ thì được ứng dụng trong máy in laser, máy quét mã vạch. Mạnh hơn chút thì có thể dùng để cắt kim loại, thậm chí làm vũ khí.

Cuộc hỗn chiến va đập quyết liệu của các hạt Photon

Sự khác biệt giữa Laser và ánh sáng thông thường là gì? Trong Laser, tất cả các photon đều y như nhau và đi song song cùng một hướng. Ánh sáng thông thường thì có đủ các loại photon từ ngắn tới dài và đi lung tung cả lên nên không thể đi xa và mạnh được. Một ví dụ dễ hiểu nhất để các bạn dễ hình dung nhé. 

  • Xe đi trên xa lộ, đường cao tốc thường đi cùng một hướng với tốc độ gần như nhau nên cực kỳ nhanh và xa.
  • Ngược lại, khi xe chạy tứ tung, tốc độ khác nhau thì dễ va vào nhau và không thể đi nhanh và mạnh được. Chưa kể khi tông vào nhau…thì bị tiêu hủy. Như ánh sáng bị “nhả” năng lượng và biến mất khi chạm vào vật gì đó vậy.

Đối với ngành thẩm mỹ, ánh sáng Laser thuộc loại ánh sáng mắt thường có thể nhìn thấy được với bước sóng dao động từ 400nm – 720nm như một chiếc cầu vồng vậy. Bước sóng của ánh sáng xanh tím là ngắn nhất nên chỉ tác động trên bề mặt da, thường được dùng để sát khuẩn đấy. Các bước sóng dài hơn sẽ chạm đến các tầng sâu hơn của da để giải quyết các vấn đề khác như nám da, bớt bẩm sinh hay kích thích sản sinh collagen và elastine. 

Vậy nên quả không sai khi nói rằng Laser chính là “trùm cuối” giải quyết rất nhiều các vấn đề của da.

Laser trị thâm, nám, sắc tố như thế nào?

Laser là việc sử dụng các tia ánh sáng đơn sắc (monochromatic – mono: đơn + chromo: sắc/màu) có duy nhất một bước sóng và tạo ra một quá trình tạm dịch là quá trình lựa chọn hấp thụ có chọn lọc của mô đích, và mỗi mô đích có một bước sóng thích để có thể hấp thụ và bị tạo nhiệt, từ đó bị tiêu diệt do “bị đốt”. Nói nôm na rằng, sử dụng laser tương tự như việc chúng ta chủ đích đốt để tiêu diệt chính xác ngay điểm mà chúng ta muốn tiêu diệt. Vì vậy, tên tiếng anh của quá trình này là “selective photothermolysis”: selective:` lựa chọn, photo: ánh sáng, thermo: nhiệt, lysis: tiêu diệt.

Các loại laser khác nhau và công dụng của từng loại

Đối với laser trong thẩm mỹ, làm đẹp thì nhiều loại lắm các bạn ạ. Các bạn thường hay nghe nói đến Laser CO2, Laser Nd YAG, Laser Pico là những cái tên quen thuộc xuất hiện nhan nhản trên các quảng cáo của các spa. Muốn biết thực hư, công dụng, hiệu quả của các em ý có thực như lời đồn không thì chúng ta cần tìm hiểu và phân biệt các loại Laser đó được áp dụng trong làm đẹp như thế nào và trong những trường hợp nào nhé!

Về cơ bản, Laser trong thẩm mỹ được phân thành 3 loại như sau: Laser xâm lấn, laser không xâm lấn, Low level laser therapy (LLLT). Ở mỗi loại sẽ có ưu điểm nổi trội khác nhau và được áp dụng cho từng vấn đề da khác nhau.  

Một cách đơn giản, laser xâm lấn và laser không xâm lấn khác nhau ở thành phần mô đích hấp thụ là nước, Hemoglobin hay Melanin.

Ở laser xâm lấn, hay còn gọi là laser bóc tách xâm lấn, khi ánh sáng tiếp xúc với mô thì thứ hấp thụ năng lượng nhiều nhất là nước khiến xảy ra tình trạng bốc hơi nhanh ở lớp thượng bì, các triệu chứng xuất hiện thường là đỏ, rát, gần như phỏng ở chỗ bị bắn và sau khi vết thương lành, đóng vảy, tạo da non sẽ bong ra và chúng ta đạt được kết quả mong muốn. vì thế laser xâm lấn còn được gọi là laser tái tạo bề mặt.

Laser không xâm lấn, mô đích hấp thụ ánh sáng chủ yếu là Hemoglobin hoặc Melanin. Trong thẩm mỹ, tuỳ theo mục đích sử dụng mà lựa chọn loại laser phù hợp. Ví dụ như xử lý giãn mao mạch sẽ cần một loại laser khác, xử lý melanin ở lông (triệt lông) lại cần sử dụng một loại laser chuyên biệt hay xử lý sắc tố, hình xăm cũng được áp dụng với một nhóm laser và công nghệ khác.

Low level laser therapy – LLLT là một định nghĩa công nghệ điều trị bằng laser năng lượng thấp được sử dụng gần đây, có thể bao gồm nguồn ánh sáng đồng pha (coherent light source – laser “chuẩn”) hoặc nguồn ánh sáng không đồng pha như chùm ánh sáng được lọc màu hoặc LED (Light Emitting Diodes). Với điểm mạnh của phương pháp này là hoàn toàn không đau, gần như không tác dụng phụ và dễ sử dụng, phương pháp được áp dụng hiệu quả trong việc giảm đau, giảm sưng viêm, cũng như sửa chữa và kích thích mô phát triển. Một ví dụ về sử dụng công nghệ này trong thẩm mỹ là kích thích mô tóc phát triển -> kích thích mọc tóc, kết hợp với PRP và các hoạt chất dạng bôi khác sẽ giúp cải thiện hiệu quả cho các trường hợp điều trị tóc rụng, thưa.

Đọc vị tên các Laser

Tuy nhiên trên thị trường thì thường các tên Laser sẽ khá dài và khó hiểu, làm sao phân loại được?

Laser được phân loại nhờ vào đặc tính kỹ thuật tạo nên, chính vì vậy, khi bạn hiểu được các “từ khoá” dưới đây, bạn sẽ hiểu rõ hơn khi được nghe bất cứ quảng cáo nào về Laser ở các clinic hay spa. Tên của Laser trong thẩm mỹ thường được dùng để mô tả 4 thông tin như sau:

1 – Môi trường hoạt tính (hoạt chất laser):

Tuỳ loại nguyên liệu sử dụng cho môi trường hoạt tính mà chúng ta sẽ phân loại được laser xâm lấn và không xâm lấn.

Cụ thể, phổ biến nhất là Laser CO2 – Laser xâm lấn sử dụng môi trường hoạt tính là dạng khí gas với thuần Carbon Dioxide hoặc hỗn hợp các chất khí, trong đó có Carbon Dioxide. Laser CO2 là laser nổi tiếng nhất trong nhóm laser xâm lấn để điều trị các vấn đề trên bề mặt   da như sẹo rỗ, mụn ruồi, mụn cóc…

2- Công nghệ Q-Switched (thường kết hợp với laser nd YAG)

Q-Switched, là tên viết tắt của Quality Switched, nghĩa là một công nghệ giúp tạo ra được laser với mức năng lượng cực cao trong một thời gian cực ngắn, được tính bằng nano giây (nghĩa là tương đương với 1/1tỉ giây). Nhờ khả năng bắn năng lượng cực cao trong thời gian cực cực ngắn như vậy mà có thể hạn chế được nhiệt toả ra từ mục tiêu bắn gây tổn thương các vùng lân cận. 

Nghĩa là, công nghệ Laser đã có một bước tiến dài trong việc nâng cao độ an toàn khi sử dụng lên làn da khi công nghệ Q-Switched ra đời.Trước đây, khi chưa có công nghệ này, việc sử dụng laser để loại bỏ sắc tố cũng có hiệu quả, tuy nhiên lại dễ gây tổn thương các mô xung quanh không cần thiết khiến tạo ra nhiều tổn thương không mong muốn.

Nếu kết hợp Q-Switched với Nd YAG, một công nghệ laser không xâm lấn, Laser Q-Switched Nd YAG đã cho ra một bước đột phá trong việc “cho nổ tung” các melanosome (túi chứa melanin) mục tiêu, mà gần như không gây tổn hại đến các mô khác, cho các bạn một trải nghiệm điều trị với laser hiệu quả cao, nhẹ nhàng, hạn chế tối đa sẹo sau điều trị, gần như không đau đớn hay phải nghỉ dưỡng sau khi điều trị. Điều này khiến cho Laser Q-Switched Nd YAG trở thành lựa chọn hàng đầu của các bác sĩ trong công cuộc điều trị sắc tố.

 Bên cạnh công nghệ Q-Switched, chúng ta còn có các công nghệ tương tự là Pico: Picoway, Picosure, Enlighten. Nhờ các công nghệ này, mà việc xử lý các bệnh lý sắc tố và hình xăm trở nên hiệu quả và nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với các công nghệ xâm lấn cũ như trước đây.

3 – Công nghệ phân tách – FRACTIONAL – bước tiến cũng cố thêm sự an toàn khi điều trị bằng laser

Công nghệ phân tách giúp tia laser được phân nhỏ hơn từ một chùm ánh sáng thành vô số chùm ánh sáng cách nhau một khoảng cách nhất định. 

Nhờ công nghệ này, “sức công phá” của laser không còn tập trung trên một điểm hoặc một vùng như trước nữa mà được chia nhỏ, thành các “cột” giúp hạn chế tối đa tổn thương và từ đó, mang lại kết quả điều trị an toàn hơn.

Thông thường, việc áp dụng công nghệ này, trên thị trường vẫn nhắc đến nhiều nhất là Fractional Co2. Bởi vì, như đã chia sẻ ở trên, Laser Co2 giúp bóc tách trên bề mặt nhưng nếu da bị bóc tách ở một mảng lớn thì dễ gây biến chứng mang lại nhiều tác dụng phụ (sẹo, tăng sắc tố…). Chính vì vậy, khi phân tách tia laser Co2 – hay còn được gọi là Fractional Co2, giúp tạo ra các tia siêu nhỏ và giảm thiểu việc tổn thương trên diện rộng, thay vào đó tạo ra các điểm vi thương giúp cải thiện được các biến chứng sau laser thường gặp trước đó, bệnh nhân đỡ đau đớn và thời gian phục hồi cũng nhanh hơn.

Tương tự như vậy, Fractional Q-Switched Nd YAG có thể được coi là một cỗ máy laser tân tiến với sự an toàn được nhân đôi khi tăng hiệu quả đích đến + chia nhỏ tia giảm thiểu tổn thương ở mô đích. Công nghệ này là một bước tiến mới giúp Laser Q-Switched Nd YAG có thể điều trị bệnh lý sắc tố cho type da đậm màu (Type III-VI theo bảng FritzPatrick), vốn là nhóm da dễ tổn thương và khó điều trị bệnh lý sắc tố hiệu quả. 

Từ đó, các biến chứng thường gặp khi điều trị bệnh lý sắc tố bằng laser như rối loạn sắc tố, sẹo sau laser… được hạn chế tối đa.

 Khác với Laser Fractional Co2, Laser Fractional Q-Switched Nd YAG đang là một công nghệ mới xuất hiện chỉ trong thời gian gần đây, tuy chưa có nhiều báo cáo nhưng ở đây, cũng đã tìm ra 1 báo cáo nhỏ ở PubMed về hiệu quả của công nghệ này khi điều trị cho 252 bệnh nhân Ấn Độ với 6 buổi điều trị đã mang lại hiệu quả rõ rêt mà không gặp phải các biến chứng như tăng sắc tố và mất sắc tố.

Cùng đón đọc thêm các tin tức của Happy Skin Medical để biết từng vấn đề về da thì áp dụng liệu trình điều trị laser nào là hợp lý nhé!

Bài đọc thêm:

Sự khác biệt giữa carbon peel laser và chemical peel

Laser nào sẽ phù hợp với tình trạng hiện tại của bạn?